NHA KHOA MỘT NGÀY HẸN

Yêu cầu kỹ thuật

Thành công của các phục hình chức năng thẩm mỹ cho bệnh nhân cắt đoạn xương hàm trên phụ thuộc nhiều vào kích thước và vị trí của khuyết hổng. Huyết hổnghàm trên lớn trong trường hợp chỉ còn một vài răng trụ nằm trên một đường thẳng làm giảm khả năng nâng đỡ, ổn định và khả năng lưu giữ phục hình do tác dụng đòn bẩy gây ra những lực không thuận lợi. Để giảm thiểu lực đòn bẩy này, giảm tối đa trọng lượng hàm bịt là điều thiết yếu.
Bởi Nam Viết blog

Giới thiệu

Bản tin này trình bày chung về một trường hợp phục hồi chức năng bằng hàm bịt với phần bịt mở – rỗng phía khoang mũi trên một bệnh nhân đã bị cắt đoạn một phần hàm trên bằng phương pháp định dạng chính xác phần lưới khung kim loại theo sống hàm nguyên vẹn giả định.
Bệnh nhân nam 74 tuổi được giới thiệu đến tôi từ bác sĩ nha khoa tổng quát. Bệnh nhân hiện đang sử dụng hàm bịt được thực hiện cách đây 5 năm, nhưng than phiền khó ăn nhai và thường xuyên rò chảy nước vào khoang mũi gây sặc nước, một phần do hàm giả lỏng lẻo và không ổn định ngay cả khi há ngậm thông thường.

Chìa khoá của thành công:

Phục hình bịt chính thức được ép với nhựa acrylic nhiệt trùng hợp cho cả phần nền hàm, răng giả bằng nhựa và phần bịt phía mũi bằng cách sử dụng khay lấy dấu có lỗ để lấy dấu chức năng chính xác và tạo khuôn cho khung đúc chính, đồng thời duy trì độ dày nhựa acrylic đồng nhất 2 mm phần bịt rỗng hở. Ngoài ra, giảm độ dày nhựa acrylic nâng đỡ và lưu giữ răng nhựa giả do có chiều cao và hình dạng phần lưới hàm khung thuận lợi.

Do đó, kỹ thuật thiết kế và thực hiện hàm bịt được trình bày trên đây cho phép chúng tôi tạo ra hàm bịt nhẹ giúp cải thiện độ vững ổn và lưu giữ, đồng thời hạn chế thời gian cần thiết để điều chỉnh hàm khi giao hàm.

1. Spiro RH, Strong EW, Shah JP. Maxillectomy and its classification. Head Neck 1997;19(4):309-14.
2. Omo J, Sede M, Enabulele J. Prosthetic rehabilitation of patients with maxillary defects in a nigerian tertiary hospital. Ann Med Health Sci Res 2014;4(4):630-3.
3. Murat S, Gurbuz A, Isayev A, Dokmez B, Cetin U. Enhanced retention of a maxillofacial prosthetic obturator using precision attachments: two case reports. Eur J Dent 2012;6:212-17.
4. Patil PG, Patil SP. A hollow definitive obturator fabrication technique for management of partial maxillectomy. J Adv Prosthodont 2012;4(4):248-53.
5. Cardelli P, Bigelli E, Vertucci V, Balestra F, Montani M, Carli SD, et al. Palatal obturators in patients after maxillectomy. Oral Implantol (Rome) 2014;7(3):86-92.
6. Lyons KM, Beumer J 3rd, Caputo AA. Abutment load transfer by removable partial denture obturator frameworks in different acquired maxillary defects. J Prosthet Dent 2005;94(3):281-8.
7. Aramany MA. Basic principles of obturator design for partially edentulous patients. Part II: Design principles. J Prosthet Dent 1978;40:656-62.
8. Wu YL, Schaaf NG. Comparison of weight reduction in different designs of solid and hollow obturator prostheses. J Prosthet Dent 1989;62(2):214-7.
9. Keyf F. Obturator prostheses for hemimaxillectomy patients. J Oral Rehabil 2001;28(9):821-9.
10. Shrestha B, Hughes ER, Singh RK, Suwal P, Parajuli PK, Sherestha P, et al. Fabrication of Closed Hollow Bulb Obturator Using Thermoplastic Resin Material. Case Rep. Dent 2015; 504561
11. MA A. Basic principles of obturator design for partially edentulous patients. Part I: Classification. J Prosthet Dent 1978;40(5):554-7.
12. OhWS,RoumanasE.Alternatetechniqueforfabricationof a custom impression tray for definitive obturator construction. J Prosthet Dent 2006;95(6):473-5.

MẠNG XÃ HỘI

Theo dõi chúng tôi