Nhiều người sau khi làm răng sứ thì phát hiện dấu hiệu răng sứ bị hở. Là một sự cố không ai mong muốn xảy ra nhưng nếu tình trạng răng sứ bị hở không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn, nhai và tính thẩm mỹ của răng miệng. Vậy nguyên nhân do đâu và dấu hiệu răng sứ bị hở như thế nào?
1. Các dấu hiệu răng sứ bị hở cần phát hiện sớm
Dấu hiệu răng sứ bị hở hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường và thông qua những dấu hiệu như:
- Khu vực tiếp giáp giữa nướu và chân răng để lộ khe hở.
- Trong quá trình ăn, nhai thường có cảm giác bị cộm, cấn.
- Thức ăn thường hay bị mắc vào phần răng sứ bị hở ra.
- Cùi răng thật bị lộ ra bên ngoài và nướu tuột dần
- Cảm giác đau nhức, ê buốt thường xuất hiện khi ăn đồ ăn nóng lạnh
- Xuất hiện tình trạng thâm đen ở chân răng đối với răng sứ titan do quá trình oxy hóa
Khi có những dấu hiệu răng sứ bị hở bạn cần liên hệ với những cơ sở nha khoa uy tín để được các nha sĩ tư vấn và khắc phục kịp thời.
2. Nguyên nhân răng sứ bị hở
Phân tích nguyên nhân răng sứ bị hở do vấn đề của 3 thành phần:
2.1 Răng sứ không ôm sát vào thân răng đã mài
Nguyên nhân sâu xa có thể do những sai số trong quá trình làm răng sứ: biến dạng dấu và mẫu trước khi kỹ thuật viên chế tác răng giả, sai số trong lúc chế tác có thể do những lỗi khách quan và chủ quan về quy trình, vật liệu hoặc kỹ thuật thực hiện, và cuối cùng có thể vì nguyên nhân như thao tác, kỹ thuật hoặc lựa chọn vật liệu… mà răng sứ không được gắn sát đến vị trí sau cùng.
2.2 Do sự ảnh hưởng của xi măng giữa răng sứ và mô răng thật
Trước khi thực hiện: Chọn sai vật liệu, trộn vật liệu sai cách, sai tỉ lệ ảnh hưởng mức độ đông cứng (trùng hợp), vật liệu hư do bảo quản hoặc hết hạn.
Trong khi thực hiện: đặt thiếu xi măng, xi măng đông cứng quá sớm hoặc quá lâu, bị thâm nhiễm máu, nước bọt, dịch nướu trong lúc đông.
Sau khi thực hiện: do bề dày xi măng, nứt gãy do lực tác động, thoái hoá trong môi trường miệng
2.3 Do thân răng bên dưới
Do mất mô răng trước và sau phục hồi.
Trước khi phục hồi: do hở vùng lẹm.
Sau khi phục hồi: sâu răng tái phát, do nứt gãy mô răng hoặc miếng trám, do tụt nướu
3. Những biến chứng khi để răng sứ bị hở quá lâu
Với những dấu hiệu răng sứ bị hở nhưng không khắc phục kịp thời sẽ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
3.1 Nhiều bệnh lý về răng miệng
Răng sứ bị hở sẽ tạo khoảng trống giữa chân răng và nướu, trong quá trình ăn nhai vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Nếu không khắc phục kịp thời dễ dẫn đến các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,…
3.2 Nguy cơ mất răng thật
Khi bị các bệnh lý về răng miệng làm tổn thương đến cùi răng thật bị phá hủy, thậm chí có nguy cơ bị lung lay và mất răng thật.
3.3 Khó khăn trong khi ăn nhai
Cầu răng sứ bị hở dẫn đến khớp cắn không còn linh hoạt sẽ gây cản trở khá nhiều trong khi ăn nhai. Người bệnh sẽ có tình trạng lười nhai do cảm giác ê buốt, đau nhức hoặc biếng ăn. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm dễ ảnh hưởng xấu đến dạ dày và hệ tiêu hóa.
3.4 Làm mất thẩm mỹ nụ cười
Bọc răng sứ là để khắc phục nhanh chóng khuyết điểm trên răng, trả lại cho bạn nụ cười tự tin, hàm răng trắng sáng. Tuy nhiên, khi răng sứ bị hở chân răng bị lộ ra làm giảm đi yếu tố thẩm mỹ khiến cho bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp cũng như khi cười.
4. Cách khắc phục răng sứ bi hở
Khi bạn phát hiện các dấu hiệu răng sứ bị hở bạn nên chủ động liên hệ thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây nha sĩ sẽ xác định mức độ tình trạng của cầu răng sứ bị hở từ đó đưa ra các phương án để điều trị.
Cách khắc phục phổ biến nhất tháo mão răng cũ tiến hành kiểm tra đo lại tỉ lệ kích thước, chất lượng của mão răng sứ nếu không phù hợp phải thay mão răng mới. Đối với các trường hợp răng sứ bị hở lâu ngày dẫn đến các bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ tháo mão sứ và ưu tiên điều trị cho các răng thật dứt điểm trước khi tiến hành lắp mão sứ mới.
Qua bài viết này hy vọng giúp bạn có thêm thông tin nguyên nhân và dấu hiệu răng sứ bị hở. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng tình trạng bọc răng sứ bị hở phần lớn đều xuất phát từ tay nghề bác sĩ và chất liệu răng sứ không đảm bảo chất lượng. Vì vậy việc lựa chọn một nha khoa uy tín là rất quan trọng.