Chuyên mục
Blog Chuyên Môn

23. Tìm hiểu tật sứt môi hở hàm ếch, chẩn đoán và hướng điều trị

Tìm hiểu tật sứt môi hở hàm ếch, chẩn đoán và hướng điều trị

Tật sứt môi hở hàm ếch làm biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Không những thế, dị tật này còn tác động tiêu cực đến sự phát triển về tinh thần và thể chất của bệnh nhân.

Tật sứt môi hở hàm ếch có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng nói, ăn uống. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại hiện nay, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán sớm và có hướng điều trị hiệu quả dị tật này.

Dị tật sứt môi và hở hàm ếch ảnh hưởng khả năng nói, ngoại hình của bệnh nhân

Dị tật hở hàm ếch, sứt môi tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể làm bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày. Hơn thế nữa, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, khiến bệnh nhân thiếu tự tin, khó hòa nhập với cộng đồng. Trẻ cần được chẩn đoán, điều trị tật hở hàm ếch, sứt môi đúng cách, đúng thời điểm để đảm bảo kết quả tốt nhất.

1. Tìm hiểu về tật sứt môi hở hàm ếch

Tật sứt môi hở hàm ếch làm ảnh hưởng tới sự phát triển về tinh thần và thể chất của bệnh nhân. Các bậc phụ huynh cần được cung cấp kiến thức đầy đủ, hướng dẫn tốt để việc chăm sóc trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn về dị tật này trong nội dung ngay bên dưới nhé!

1.1. Sứt môi hở hàm ếch là gì?

Dị tật sứt môi và hở hàm ếch làm các mô của môi hoặc miệng xuất hiện dị thường

Tình trạng các mô của môi hoặc miệng hình thành bất thường, không thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi được gọi là dị tật sứt môi và hở hàm ếch. Sứt môi là tình trạng phần môi bị hở chứ không khép kín với nhau như thông thường. Riêng tình trạng xuất hiện khe hở giữa khoang mũi và vòm miệng gọi là hở hàm ếch. Đây là dạng dị tật bẩm sinh xảy ra trong giai đoạn phát triển của bào thai và khi bé được sinh ra.

Thông thường, tật sứt môi và hở hàm ếch có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên miệng và có 3 dạng: 

  • Bệnh nhân bị hở hàm ếch nhưng không sứt môi.
  • Trẻ sứt môi nhưng không gặp tình trạng hở hàm ếch.
  • Bệnh nhân gặp cả tình trạng sứt môi và hở hàm ếch. 

Tật sứt môi và khe hở vòm là những dị tật bẩm sinh vùng đầu phổ biến nhất. Tùy vào độ rộng/hẹp của khe hở, bệnh nhân có thể gặp các ảnh hưởng như:

  • Thẩm mỹ khuôn mặt bị tác động: Các khe hở có thể làm biến dạng mũi, môi, xương hàm, xương ổ răng, làm sai khớp cắn, xô lệch răng… khiến khuôn mặt biến dạng.
  • Các hoạt động chức năng không tốt: Bệnh nhân có thể nói ngọng, nghe kém, trẻ khó ăn, khó bú… 
  • Tâm lý chịu tác động tiêu cực: Bệnh nhân mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập với cộng đồng… ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt,cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

1.2. Các biện pháp chẩn đoán tật sứt môi hở hàm ếch

Thai phụ có thể siêu âm để được chẩn đoán sớm tật sứt môi (nếu có) của thai nhi

Tình trạng sứt môi và hở hàm ếch hầu hết đều có thể nhận ra dễ dàng sau khi trẻ sinh ra mà không cần chẩn đoán thông qua xét nghiệm đặc biệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể tầm soát, chẩn đoán sớm hơn dị tật này từ khi trẻ còn trong bụng mẹ nhờ siêu âm.

Các mẹ có thể thực hiện siêu âm trước khi sinh để xem hình ảnh về quá trình phát triển của thai nhi. Khi siêu âm, sóng âm thanh sẽ được dùng để tạo hình ảnh của thai nhi. Bác sĩ có thể dựa trên hình ảnh siêu âm để phát hiện sự khác biệt (nếu có) trên cấu trúc khuôn mặt của thai nhi.

Tình trạng sứt môi có thể được phát hiện qua ảnh siêu âm ở khoảng tuần thứ 13 trong thai kỳ. Riêng tình trạng hở hàm ếch có thể khó nhận biết thông qua hình ảnh siêu âm. Nếu phát hiện thấy môi thai nhi có khe hở, bác sĩ có thể khuyến cáo lấy mẫu nước ối từ tử cung để xét nghiệm. Việc này nhằm kiểm tra chính xác hơn xem thai nhi có mắc hội chứng di truyền có nguy cơ gây ra những dị tật bẩm sinh khác nữa không.

2. Nguyên nhân bệnh

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây dị tật sứt môi hở hàm ếch do truyền

Cho đến hiện tại, vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây nên tật sứt môi và hở hàm ếch. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây nên dị tật này do sự kết hợp từ yếu tố môi trường và di truyền. Trong đó, vai trò chính nằm ở yếu tố di truyền. 

Nếu gia đình có người bị dị tật sứt môi và hở hàm ếch, khả năng cao trẻ cũng sẽ được di truyền gen gây nên dị tật này. Trong một vài trường hợp, trẻ mang gen có khả năng gây sứt môi và hở hàm ếch. Sau đó tác nhân nào đó từ môi trường (như mẹ bị nhiễm khuẩn, phơi nhiễm phóng xạ khi mang thai, hút thuốc, uống rượu, không cung cấp đủ vitamin…) thúc đẩy làm dị tật này xảy ra. 

Dị tật sứt môi và hở hàm ếch thường xảy ra ở khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Thông thường, trong giai đoạn thai kỳ ở tháng thứ hai và thứ ba, các mô tạo nên vòm miệng và môi sẽ nối với nhau. Đối với thai nhi mắc dị tật sứt môi và hở vòm, sự hợp nhất này sẽ chỉ diễn ra một phần hoặc không thành công làm xuất hiện một khe hở.

Hầu hết trường hợp dị tật sứt môi, hở vòm ở bé có thể được cải thiện, giúp khôi phục diện mạo và chức năng gần như bình thường. Tìm hiểu ngay các giải pháp này trong nội dung bên dưới!

3. Hướng điều trị

Gia đình cần quan tâm, chăm sóc trẻ để quá trình điều được dễ dàng và hiệu quả hơn

Tình trạng sứt môi và hở hàm ếch hoàn toàn có thể điều trị, khắc phục được bằng những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên cần có sự hợp tác tốt từ phía gia đình cùng sự phối hợp của nhiều chuyên khoa để việc điều trị toàn diện cho người bị dị tật này đạt hiệu quả cao nhất.

Quá trình điều trị tật sứt môi hở hàm ếch gồm phẫu thuật chỉnh sửa sứt môi và vòm miệng. Phác đồ điều trị sẽ được đưa ra dựa trên tình trạng cụ thể của từng trẻ. Bác sĩ sẽ sửa chữa khe hở trước, sau đó có thể tiếp tục đề nghị phẫu thuật để cải thiện khả năng nói, giúp hoàn thiện về mặt thẩm mỹ trên khuôn mặt. Quy trình phẫu thuật thường quá trình như sau:

    • Trong vòng 3 đến 6 tháng đầu, bác sĩ tiến hành sửa môi cho bệnh nhân.
    • Khi trẻ 12 tháng tuổi (hoặc sớm hơn tùy tình trạng bệnh nhi), bác sĩ sẽ sửa chữa tình trạng hở hàm ếch.
  • Giữa 2 tuổi và cuối độ tuổi thiếu niên, bệnh nhân có thể thực hiện lần phẫu thuật tiếp theo.

 

Các biện pháp phẫu thuật điều trị tật sứt môi hở hàm ếch

Các biện pháp phẫu thuật giúp tạo hình lại khuôn miệng bình thường hơn

Có nhiều biện pháp phẫu thuật giúp điều trị tật sứt môi và hở hàm ếch. Tùy tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp trong các biện pháp sau:

  • Phẫu thuật sửa chữa vòm miệng: Tùy vào mức độ dị tật, tình hình của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật phù hợp giúp đóng tách, xây dựng lại vòm miệng. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch hai bên khe hở, sau đó sắp xếp lại cơ và mô, sửa chữa và khâu kín lại.
  • Sửa chữa môi: Bác sĩ tiến hành rạch hai bên khe hở, tạo ra các vạt mô để đóng sự tách biệt của môi. Các vạt và cơ môi được khâu lại với nhau giúp cấu trúc, hình dáng và chức năng môi bình thường hơn. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể đồng thời tiến hành sửa mũi ban đầu cho bệnh nhân nếu cần.
  • Phẫu thuật tái tạo ngoại hình: Đây là hình thức phẫu thuật bổ sung giúp tạo hình khuôn miệng, hình dạng mũi và môi giúp cải thiện nét đẹp cho khuôn mặt.
  • Phẫu thuật đặt ống tai: Bác sĩ sẽ đặt các ống nhỏ trong màng nhĩ nhằm tạo lỗ mở ngăn ngừa chất lỏng tích tụ. Biện pháp này thường được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tai mãn tính, mất thính giác ở bệnh nhân bị tật sứt môi và hở vòm. 

 

Với trình độ phát triển vượt bậc của y khoa như hiện nay, tật sứt môi hở hàm ếch có thể được chẩn đoán, điều trị hiệu quả ngay từ sớm. Điều này có ý nghĩa rất lớn giúp bệnh nhân khắc phục được các vấn đề do dị tật này gây nên. Đồng thời, việc quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội sẽ giúp trẻ mắc dị tật này có cơ hội điều trị tốt và phát triển toàn vẹn hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *